Loading...

Lợi ích BIM đối với chủ đầu tư

BIM cung cấp cái nhìn trực quan hỗ trợ rất tốt trong quá trình lựa chọn phương án đầu tư, phương án thiết kế, xác định kế hoạch vốn phù hợp với kế hoạch triển khai; giúp chủ đầu tư dễ dàng trong việc xem xét và ra quyết định thông qua các thông tin được tích hợp sẵn trong mô hình.

Việc áp dụng BIM giúp giảm thiểu thời gian ngừng chờ xử lý xung đột ngoài ý muốn (xuất phát từ lỗi thiết kế hoặc từ việc không phù hợp giữa thiết kế và thi công) và qua đó cũng góp phần tiết kiệm chi phí cho dự án.

Cơ sở dữ liệu thông tin BIM sử dụng rất hiệu quả trong việc xây dựng báo cáo vận hành, phân tích và báo cáo việc sử dụng không gian, tối ưu hóa chi phí vận hành.

 

Các lợi ích này thể hiện ở các điều sau:

- Thiết kế tốt hơn và thi công hiệu quả hơn: Do tất cả các cấu kiện được mô hình trong môi trường ảo trước khi thi công trực tiếp ngoài công trường, các xung đột luôn được giải quyết trước khi bắt đầu thi công bởi quy trình phối hợp 3D. Ngoài ra, mô hình BIM có thể được cập nhật để trở thành hồ sơ hoàn công để quản lý công trình trong toàn bộ vòng đời của nó;

- Các dự án được thực hiện đúng tiến độ và không đội vốn: Kết hợp với BIM, các tài liệu thiết kế sẽ hoàn thiện và dễ hiểu hơn, giảm thiểu các lỗi và thiếu sót, giảm thiểu các thay đổi trong quá trình thi công, giảm yêu cầu thông tin (RFI) và sửa đổi, từ đó giúp các dự án được hoàn thành đúng tiến độ và không bị đội vốn;

- Nâng cao chất lượng thi công: Sự hợp tác giữa các bộ môn giúp giảm thiểu việc thi công lại. Các vật liệu xây dựng được sắp đặt ở vị trí được chỉ định ngay từ đầu, thay vì phải di chuyển xung quanh để tránh xung đột với vị trí đặt các vật liệu khác;

- Bản vẽ hoàn công thông minh: Mô hình được sử dụng để xây dựng dự án có thể trở thành mô hình được sử dụng trong quá trình vận hành và bảo trì công trình sau khi đưa vào hoạt động;

- Các yêu cầu thông tin ít bị chậm trễ hơn: Hầu hết các xung đội được xử lý trong giai đoạn phối hợp thiết kế. Xung đột giữa vật liệu / bộ phận lắp ráp / thiết bị được giảm đáng kể;

- Tăng tính minh bạch: Điều này cũng có nghĩa là sẽ ít rủi ro hơn đối với chủ đầu tư.



Tin liên quan
  • CÁC XU HƯỚNG BIM TIÊN TIẾN NĂM 2024 VÀ TRONG TƯƠNG LAI
      CÁC XU HƯỚNG BIM TIÊN TIẾN NĂM 2024 VÀ TRONG TƯƠNG LAI
  • BIM - Công nghệ chủ đạo của ngành Xây dựng
  • Triển vọng áp dụng BIM trong quản lý khối lượng và chi phí giai đoạn đấu thầu, thi công
  • Cơ sở pháp lý BIM tại Việt Nam
  • Sở Xây dựng Quảng Ninh tập huấn Mô hình thông tin công trình (BIM)
      Sở Xây dựng Quảng Ninh tập huấn Mô hình thông tin công trình (BIM)
  • Tiêu chuẩn quốc gia về Mô hình hóa thông tin công trình (BIM)
      Tiêu chuẩn quốc gia về Mô hình hóa thông tin công trình (BIM)