Loại mô hình BIM cơ bản thường được sử dụng trong suốt vòng đời công trình là mô hình BIM 3D.
Các loại mô hình BIM
Loại mô hình BIM cơ bản thường được sử dụng trong suốt vòng đời công trình là mô hình BIM 3D.
Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ cũng kéo theo sự phát triển của BIM, cho ra đời nhiều phiên bản khác nhau, tạo nên các khái niệm 4D, 5D, 6D, 7D.
- 4D BIM: Mô hình này cho phép nhà thầu có thể tính toán và kiểm soát tiến độ thi công của công trình cũng như quản lý được các nguồn cung và nguồn nhân lực xuyên suốt quá trình thi công.
- 5D BIM: Mô hình này được lập để dự toán các khoản chi phí cũng như kiểm soát nguồn vốn được đầu tư cho mỗi công trình.
- 6D BIM: là mô hình 5D BIM được phát triển thêm kiểm soát yếu tố năng lượng trong và ngoài công trình, thường được các nhà thiết kế dùng để kiểm soát các chỉ số ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng của từng công trình.
- 7D BIM: phiên bản BIM này được tích hợp các thông tin về các thiết bị được sử dụng để thi công cho dự án với độ chi tiết kỹ càng. 7D BIM thường được dùng để bảo trì bảo dưỡng trong quá trình vận hành công trình sau thi công.
Ưu điểm của mô hình BIM
1. Tăng khả năng phối hợp giữa các bên
- Gia tăng khả năng phối hợp và nắm bắt thông tin, các bên tham tra triển khai dự án sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng.
- Với việc phác họa dễ dàng qua mô hình kỹ thuật số, BIM cung cấp cái nhìn tổng quát và minh bạch.
- Khi sử dụng BIM thiết kế qua không gian ba chiều, các nhà thầu dễ dàng trao đổi trước khi bắt đầu thi công từ những giai đoạn nhỏ đến lớn.
- Nhanh chóng tìm ra giải pháp giải quyết những trở ngại.
- Với mô hình BIM, các thành viên tham dự và đối tác liên quan đều nắm bắt rõ tiến độ công việc của các bộ phận khác.
2. Thiết kế trực quan và dễ hình dung
- Nhờ hiệu ứng 3D trong mô hình BIM, việc truyền tải ý tưởng trở nên hiệu quả hơn.
- Không chỉ truyền tải hình ảnh minh bạch và đẹp mắt, mô hình BIM còn đưa ra một cách vô cùng đầy đủ về kích thước, hình dạng, vật liệu cần thiết.
- Những bản thiết kế chi tiết còn cung cấp thông tin hữu ích cho các kỹ sư cơ điện lạnh trong việc tối ưu hóa và bố trí hệ thống HVAC.
3. Linh hoạt trong điều chỉnh thiết kế
- Việc điều chỉnh và sửa đổi các bản thiết kế trở nên vô cùng dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
- Bất kỳ sự thay đổi nào diễn ra tại một phần bản vẽ, công nghệ BIM sẽ tự động cập nhật các phần có liên quan.
- Khi bạn đưa thêm phần lan can vào khu vực tầng 2, tất cả các bản vẽ thể hiện không gian tầng 2 cũng sẽ hiển thị thêm chi tiết cần xây dựng lan can.
- Mọi thứ trở nên hoàn toàn tự động khi sử dụng mô hình BIM.
4. Hỗ trợ tính toán và giảm thiểu chi phí
- Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian trong việc ước tính thi công và BIM sẽ hỗ trợ việc tính toán chính xác.
- Các vấn đề chi phí sẽ được giải quyết một cách chủ động, tiết kiệm được ngân sách dành cho lắp đặt.
5. Dễ dàng theo dõi và nắm bắt lịch sử công trình
- Người quản lý nhanh chóng xác định được vị trí đang bị sai sót hay hỏng hóc để đưa ra phương án thay thế hiệu quả.
- Các phần lịch sử chỉnh sửa, thay đổi trong quá trình thiết kế và thi công cũng sẽ được lưu trữ lại để theo dõi, và rút kinh nghiệm.
Nhược điểm của mô hình BIM
1. Tốn thời gian và chi phí đào tạo cũng như mua phần mềm
- Tuy mô hình BIM sở hữu ưu điểm vô cùng tuyệt vời, song chi phí để doanh nghiệp chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình BIM cũng là một trở ngại lớn.
- Quá trình chuyển đổi số này yêu cầu sự đầu tư mạnh mẽ và triệt để. Khi sở hữu một mô hình hiện đại như BIM, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải chi trả chi phí bản quyền phần mềm, chi phí cho chuyên gia hướng dẫn…
- Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực sử dụng thành thạo, hiểu rõ về công nghệ mới cũng tiêu tốn nhiều nguồn lực. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải kiểm tra định kỳ, nâng cấp hệ thống máy.
- Khi đó, ứng dụng BIM là gì trong doanh nghiệp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn vốn đầu tư. Ban quản lý cùng cần xây dựng một chiến lược khai thác triệt để.
2. Cần nhiều bước thiết lập ban đầu
- Khâu thiết lập các bước ban đầu là vô cùng quan trọng nhằm đem đến kiến thức, kỹ năng cơ bản cho đội ngũ sử dụng nhuần nhuyễn. Các thao tác trong quá trình lên bản thiết kế và thi công cũng như hoàn thành công trình đều chứa nhiều bước kỹ thuật cao.
- Mô hình BIM đòi hỏi doanh nghiệp nỗ lực nhiều hơn trong giai đoạn đầu của dự án. Người quản lý cần làm việc với bộ phận thiết kế, các nhà thầu và cùng nhau tạo ra mô hình hợp tác hiệu quả. Nó góp phần xây dựng kế hoạch đi đúng định hướng theo mục tiêu đặt ra.
3. Ảnh hưởng đến quá trình đặt vật tư xây dựng
- Sự thay đổi nhanh chóng và dễ dàng thay thế các chi tiết liên tục đôi khi cũng gây ra những khó khăn nhất định. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình cung ứng vật tư và thi công xây dựng.
- Quá trình đặt vật tư xây dựng theo kích thước bản vẽ thiết kế tốn khá nhiều thời gian.
- Sự thay đổi vật tư và các chi tiết trên bản vẽ theo BIM diễn ra vô cùng nhanh chóng và gấp rút.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty Cổ phần Công nghệ Xây dựng iNC BIM
- Địa chỉ: Tầng 3, 425 Núi Thành, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng
- Email: contact@incbim.vn
- Hotline:
- 0395 906 703 (Ms. Quyên)
- 0779 489 013 (Ms. Nguyên)